Phong trào nuôi cá lóc ở Cẩm Trung

Cẩm Trung là một xã nghèo thuộc huyện Cẩm Xuyên, tỉnh Hà Tĩnh. Diện tích tự nhiên toàn xã là 938,46 ha. Đời sống nhân dân trong vùng phụ thuộc vào sản xuất nông nghiệp là chính. Tiềm năng đất đai và lao động tuy không thiếu nhưng nhìn chung đời sống của bà con nông dân ở đây vẫn còn nhiều khó khăn.

Phát triển bền vững và một số giải pháp cần quan tâ m trong nuôi trông thuỷ sản ở Hà Tĩnh

Hà Tĩnh có chiều dài bờ biển 137km, là một tỉnh có tiềm năng to lớn về phát triển kinh tế thủy sản nói chung và nuôi trồng thuỷ sản (NTTS) nói riêng. Diện tích có khả năng NTTS theo quy hoạch đến năm 2010 là 20.850 ha; trong đó diện tích mặt nước mặn lợ 4.550 ha, nuôi nước ngọt: 13.000 ha, diện tích đất cát có khả năng tạo thành ao hồ NTTS là 3.300 ha. Ngoài ra Hà Tĩnh còn có hàng ngàn ha lúa nước có thể sử dụng để nuôi luân canh, xen canh theo phương thức cá lúa kết hợp và chưa kể nuôi cá lồng bè ở biển.

Nhà sáng tạo trẻ vượt lên khó khăn nghiên cứu khoa học

Sinh ra trong một gia đình nghèo tại vùng quê vốn “thiên không thời, địa không lợi…”, nhưng cậu tân sinh viên Nguyễn Trọng Hải xã An Lộc – Lộc Hà – Hà Tĩnh đã vượt lên mọi khó khăn để vươn lên học tốt, 3 năm liền đạt giải "Cuộc thi sáng tạo thanh thiếu niên, nhi đồng toàn quốc".Đặc biệt, đề tài "Thiết bị đo gia tốc rơi tự do" đã được Ban tổ chức trao giải nhì vào tháng 9/2009 vừa rồi và cũng là 1 trong 10 giải xuất sắc được lựa chọn tham dự triển lãm sáng tạo trẻ quốc tế tại Nigieria là một niềm động viên và cũng là tiền đề tốt cho cậu tân sinh viên khoa Điện kỹ thuật – Trường Đại học Bách khoa Đà Nẵng (ĐHBK).

Một số nhận xét, đánh giá tình hình thời tiết thủy văn năm 2009 và nhận định xu thế thời tiết thuỷ văn vụ đông xuân 2009 - 2010

Ngay từ cuối năm 2008 và đầu năm 2009, các chuyên gia khí tượng thủy văn (KTTV) trong và ngoài nước đã có những nhận định thời tiết thủy văn (TTTV) ở Việt Nam năm 2009 sẽ diễn biến phức tạp, có những biến động bất thường nhất là mưa, nhiệt và bão, áp thấp nhiệt đới (ATNĐ). Và, thực tế đã diễn ra như vậy. Sự diễn biến bất thường của TTTV diễn ra liên tục trên các vùng miền trong cả nước.

Gắn thực tiễn với nghiên cứu khoa học

Được thành lập năm 1967, hơn 40 năm qua, bệnh viên y học cổ truyền Hà Tĩnh luôn xứng đáng là bệnh viên đa khoa đầu ngành về y học cổ truyền tuyến tỉnh. Đây là địa chỉ khám chữa bệnh bằng phương pháp đông y tin cậy cho cán bộ và nhân dân trong và ngoài tỉnh. Trong suốt những năm qua, các thế hệ bác sỹ, cán bộ bệnh viện đã luôn đề cao công tác kế thừa, nghiên cứu, phát huy những kinh nghiệm y học dân tộc, những bài thuốc cổ truyền để ứng dụng vào khám chữa bệnh. Đã có nhiều bài thuốc cổ truyền được sưu tầm, lưu giữ làm cơ sở cho công tác nghiên cứu khoa học đã phát huy hiệu quả.

KHC đồng hành cùng nông nghiệp nông thôn

Năm 1968, Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ 3 đã khẳng định: “Lấy cách mạng kỹ thuật làm then chốt để phát triển kinh tế xã hội trong thời kỳ mới”. Các kỳ Đại hội tiếp theo, Đảng ta khẳng định một lần nữa: “Lấy cách mạng KHKT làm then chốt”. Trên tinh thần đó, những năm qua, ngành KHCN Hà Tĩnh đã luôn nỗ lực hết mình, đồng hành cùng sự nghiệp phát triển của tỉnh, của đất nước, đặc biệt là ứng dụng chuyển giao KHCN vào lĩnh vực nông nghiệp nông thôn, tạo đà cho sự phát triển bền vững của tỉnh nhà.

Phát triển rừng phòng hộ để khai thác và sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên vùng đất ven biển tỉnh Hà Tĩnh

Nước ta là nước thứ tư trên thế giới sau Băngladet, Mannivo, Hondurat sẽ phải chịu ảnh hưởng nặng nề của biến đổi khí hậu. Vùng ảnh hưởng trực tiếp là dải ven biển với trên 2.500 km. Ở đây có nhiều cánh đồng lớn nhưng lại thấp, nếu nước biển dâng cao 1m thì sẽ có khoảng 37% diện tích của vùng bị ngập sâu, đe dọa đến các thành phố lớn ven biển như thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Hải Phòng với hàng chục triệu dân. Trong đó các tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị thuộc vùng Bắc Trung Bộ ngoài sự xâm thực của biển còn chịu tác động của thiên tai, bão lụt rất nặng nề.

Khắc họa bức tranh đầu Hà Tĩnh

Chưa bao giờ làn sóng thu hút đầu tư vào Hà Tĩnh lại ồ ạt như 3 năm qua (từ 2006 - 2009), đặc biệt là đầu tư nước ngoài vào các dự án trọng điểm, các khu kinh tế động lực. Hoạt động này đã nâng Hà Tĩnh từ vị trí không mấy quan tâm bổng “nhảy tót ngồi lên chiếu trên, sánh hàng nhất nhì” cùng với các bậc đàn anh về thu hút FDI (đầu tư nước ngoài).

Thực trạng và một số giải pháp quản lý nhà nước về công nghệ trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh

Độ phức tạp của công nghệ và tính đơn điệu trong quản lý nhà nước làm cho quản lý nhà nước về công nghệ (QLNNVCN) trở nên lúng túng mà không chỉ riêng ở Hà Tĩnh gặp phải. Trong khuôn khổ bài viết này chúng tôi muốn phân tích thực trạng, đưa ra giải pháp để có cái nhìn chung nhằm làm tăng hiệu quả QLNNVCN trên địa bàn Hà Tĩnh.

Doanh nghiệp Hà Tĩnh với hoạt động công bố tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm hàng hóa

Cùng với sự phát triển của đời sống kinh tế và hội nhập thì việc ban hành các văn bản quy phạm pháp luật trở thành một bộ phận không thể tách rời với sự phát triển, mà việc ban hành và áp dụng tiêu chuẩn chất lượng và quy chuẩn kỹ thuật là công cụ và phương tiện quan trọng để duy trì các chuẩn mực trong các quan hệ kinh tế, thương mại. Thúc đẩy doanh nghiệp quan tâm đổi mới, nâng cao chất lượng và sức cạnh tranh của sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ. Đảm bảo an toàn, vệ sinh, sức khỏe cho con người. Bảo vệ động vật, thực vật và môi trường, sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng và xã hội.